CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP KHI TRỜI TRỞ LẠNH

Thời tiết chuyển từ thu sang đông, nhiệt độ thay đổi, mưa nắng thất thường kèm theo độ ẩm trong không khí giảm thấp là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Ai cũng có thể mắc bệnh do cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị viêm nhiễm bởi sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Vì vậy, chủ động phòng bệnh khi trời lạnh là một trong những điều cần thiết trong khoảng thời gian này.

  1. Những bệnh về đường hô hấp dễ mắc khi đến mùa lạnh?

Trời trở lạnh là thời điểm nhiều người dễ mắc bệnh về đường hô hấp nhất do thời tiết lạnh khiến nhiều loại virus, nhất là virus cúm hoạt động mạnh mẽ hơn. Những bệnh có thể gặp mỗi khi thời tiết chuyển lạnh đó là:

– Viêm họng

Đây là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em. Triệu chứng điển hình của bệnh là họng bị đau rát, nhất là khi nuốt thức ăn, khi uống nước, khàn tiếng. Nhiều người sẽ đi kèm với sốt và những triệu chứng liên quan đến mũi như sổ mũi, chảy nước mũi,… Nguyên nhân bệnh có thể do sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Bệnh cần sớm chữa trị dứt điểm, tránh lây lan sang đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi…

– Viêm amidan

Những triệu chứng của bệnh viêm amidan cũng gần giống viêm họng nhưng sẽ có thêm tình trạng nuốt khó khăn và đau bên trong vòm họng. Một số người có thể bị mất giọng và kèm theo sốt khá cao. Viêm amidan có thể là vòm họng nổi nốt trắng, cổ nổi hạch, biếng ăn, không chịu ăn do nuốt khó khăn.

Nếu để bị viêm amidan lâu ngày có thể trở thành mạn tính. Khi đó các triệu chứng bệnh đi kèm còn có thêm ngủ ngáy, thở ngáy, thậm chí ngưng thở khi ngủ. Amidan viêm mãn tính còn khiến tần suất mắc các bệnh đường hô hấp tăng lên, rất dễ bị ốm khi trời lạnh.

Viêm phế quản, viêm phổi

Khi cơ thể bị các loại virus xâm nhập, chúng sẽ có xu hướng tiến sâu dần vào bên trong hệ hô hấp gây nên các ổ viêm nhiễm. Thời tiết trở lạnh càng khiến cho những loại virus này hoạt động mạnh nên phế quản phổi rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm phế quản, viêm phổi nếu không được chữa trị sớm, dứt điểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người mắc bệnh có nguy cơ cao mắc hen suyễn hoặc các bệnh khác về đường hô hấp. Nguy hiểm nhất là các biến chứng như suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

– Cúm

Đây là tình trạng phổ biến nhất có thể gặp phải mỗi khi trời lạnh, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Do sức đề kháng của các đối tượng này còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện hoặc bị suy giảm nên các loại virus cúm dễ dàng xâm nhập và phát triển. Các loại virus cúm thường có trong không khí, lây sang qua đường giọt bắn thông qua các hoạt động giao tiếp gần hàng ngày xung quanh, như khi đi học, đi ra ngoài chơi,…

Những triệu chứng điển hình khi người bệnh mắc cúm đó là sốt nhẹ, đau đầu, ho khan, hắt hơi, nghẹt và sổ mũi,…

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh

– Để hạn chế các bệnh hô hấp phát sinh và tái phát khi thời tiết giao mùa, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Bữa ăn hàng ngày cần tuân thủ nguyên tắc ăn đủ 4 nhóm chất: chất bột đường (gạo, bắp, khoai, các loại đậu…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…) chất béo (mỡ, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, trái cây…) và uống đủ nước mỗi ngày.

– Khi đi ngoài trời cần đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại và tránh các tác nhân gây bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, sử dụng các phương tiện phòng hộ và vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc.

– Cần giữ ấm cơ thể, tránh dầm mưa quá lâu, khi bị ướt mưa thì khi về nhà nên tắm ấm ngay. Dùng các thức uống ấm như trà, súp, cháo giúp tăng nhiệt độ trong cơ thể.

– Vệ sinh tay thường xuyên. Nên rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm… Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữa hiệu những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mỗi sáng hay sau khi đi ra đường về nên súc họng bằng nước muối ấm pha loãng. Cần xây dựng thói quen này và thực hiện đúng cách hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

– Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người đã bị bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang… Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp và còn có khả năng làm nặng thêm nhiều bệnh khác như bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…

Khẩu trang 3 lớp thương hiệu Bảo Thạch

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành, khẩu trang mang thương hiệu Bảo Thạch, được sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU NGỌC THẠCH và được phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ BẢO THẠCH luôn mong muốn đem lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, luôn đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu.

   Đặc điểm:

  • 2 lớp ngoài bằng vải không dệt (mặt ngoài và mặt trong khẩu trang)
  • 1 lớp giữa bằng giấy lọc (màng vi lọc hoặc vải lọc SMS)
  • Dây đeo khẩu trang được làm từ dây thun co dãn hoặc bằng vải không dệt
  • Vải không dệt có tính năng mỏng và thoáng khí làm cho người dùng có cảm giác thoải mái.
  • Thích hợp sử dụng một lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *