VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Do ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt không khoa học, vệ sinh tai mũi họng không đúng cách, viêm mũi dị ứng thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh do chúng có những triệu chứng giống nhau. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mũi trong một thời gian dài không dứt bởi điều trị chưa đúng cách. Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ đâu? Và dấu hiệu nhận biết cùng cách phòng tránh như thế nào?

 Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Allergic rhinitis – còn được biết đến với tên tiếng Việt là viêm mũi dị ứng, làm cơ thể những ai mắc phải xuất hiện những triệu chứng tương tự với bệnh cảm lạnh, điển hình là ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, đau các hốc xoang,…Tuy nhiên, khác với cảm lạnh, chứng viêm mũi dị ứng gây ra bởi những chất gây dị ứng chứ không phải virus, do đó viêm mũi dị ứng có thể không sốt, không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

Viêm mũi dị ứng làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu và gây ra nhiều cản trở trong đời sống sinh hoạt và làm việc của họ. Để chấm dứt tình trạng này, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để biết được chính xác đây là viêm mũi dị ứng hay không. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh một cách chi tiết và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp với cơ thể của bạn.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng:

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng được chia thành 2 nhóm:

Triệu chứng bệnh theo chu kỳ: thường xuất hiện vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, khiến người bệnh cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi nhiều, dịch nhầy trong. Người bệnh cũng có thể có các biểu hiện như rát bỏng ở kết mạc, vòm họng, uể oải, mệt mỏi, nặng đầu. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần rồi khỏi và cứ đúng vào giai đoạn đó thì bệnh lại tái phát, có khi kéo dài trong nhiều năm gây thoái hóa, phù nề niêm mạc mũi, nghẹt mũi, phì đại cuốn mũi…

Triệu chứng bệnh không theo chu kỳ: là tình trạng thường gặp nhất với các biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, chảy mũi khi vừa thức dậy vào buổi sáng, giảm dần trong ngày nhưng lại tái phát khi tiếp xúc với bụi hay môi trường lạnh. Ban đầu nước mũi trong suốt nhưng càng về sau thì càng đặc lại, chảy thành từng đợt, nặng hơn thì có thể hắt hơi liên tục trong nhiều giờ liền, gây ra tình trạng tiết dịch ứ đọng trong vòm họng nên người bệnh thường phải khạc nhổ làm tổn thương niêm mạc mũi họng. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng do nghẹt mũi nên rất dễ bị viêm họng, viêm thanh quản.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng:

Các dị nguyên thường gặp trong cuộc sống:

  • Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi,…
  • Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua…
  • Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…
  • Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng
  • Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng…

Ngoài ra, yếu tố để bệnh phát triển thuận lợi đó chính là bất thường cấu trúc của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngăn.

Một số yếu tố tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh:

  • Trong gia đình có người bị hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên.
  • Tiểu sử gia đình có người hay bị dị ứng, nếu các bà mẹ bị dị ứng thì con cái có thể bị dị ứng.

Điều trị viêm mũi dị ứng :

  1. Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và kiểm soát môi trường sống của bạn bằng các biện pháp như sau:

Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời

Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.

Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà

Hạn chế chơi thú bông nếu trẻ bị dị ứng

Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa hoặc các chất nặng mùi khác.

Nếu bị dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

  1. Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng các loại thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ đồng thời kết hợp với chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh để được hiệu quả tốt nhất

     3.Miễn dịch liệu pháp

Sau khi biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào người bệnh sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh  với liều lượng tăng dần và làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữ.

Sử dụng khẩu trang y tế để phòng tránh các tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành, khẩu trang mang thương hiệu Bảo Thạch, được sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN CHÂU NGỌC THẠCH và được phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ BẢO THẠCH luôn mong muốn đem lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, luôn đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu.

 Đặc điểm khẩu trang 4 lớp Bảo Thạch :

  • Khẩu trang được đóng gói 50 cái/ hộp
  • Dây đeo thun có chức năng đàn hồi tốt, không gây kích ứng da.
  • Nẹp mũi được thiết kế để khẩu trang vừa vặn, phù hợp với khuôn mặt.
  • 2 lớp ngoài bằng vải không dệt (mặt ngoài và mặt trong khẩu trang)
  • 1 lớp giữa bằng giấy lọc (màng vi lọc hoặc vải lọc SMS) ngăn chặn các hạt vi mô (phấn hoa, bụi và vi rút)
  • 1 lớp giữa bằng vải không dệt hoặc giấy lọc
  • Vải không dệt có tính năng mỏng và thoáng khí làm cho người dùng có cảm giác thoải mái.
  • Thích hợp sử dụng một lần.

Tính năng:

Khẩu trang được dùng bởi các chuyên gia, bác sĩ trong phòng mổ hoặc bởi y tá khi trong sóc bệnh nhân

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *